Chào mừng Đến Với Blog Hoài Thu

Thế Giới - Động Vật

Vắc-xin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một (số) tác nhân gây bệnh cụ thể. Các nghiên cứu mới còn mở ra hướng dùng vắc-xin để điều trị một số bệnh. Việc dùng vắc-xin để phòng bệnh gọi chung là chủng ngừa hay tiêm phòng hoặc tiêm chủng, mặc dù vắc-xin không những được cấy (chủng), tiêm mà còn có thể được đưa vào cơ thể qua đường miệng. Tuy nhiên có những sự cố đáng để chúng ta chú ýkhi tiêm chủng vắc-xin cho thú cưng


TRƯỜNG HỢP ÍT NGUY HIỂM ĐẾN THÍNH MẠNG

Thông thường sau khi tiêm chủng, cún sẽ có một sô phản ứng như sốt nhẹ, bỏ ăn 1-2 ngày. Điều này không hề đáng ngại. Vì đây chỉ là phản ứng bình thường của cơ thể sau khi được tiêm vaccine thôi. Tuy nhiên điều này thường không xảy ra đại trà.
Nói chung là thế này:
- Trong trường hợp nhẹ, các dấu hiệu chỉ là sốt nhẹ, chậm chạp và chán ăn.--> Tự hồi phục.
- Trường hợ trung bình: nổi mề đay, phát ban, phù nề... Nặng hơn một tí có thể nôn mửa, tiêu chảy thoáng qua---> Không được chủ quan. Tuy nhiên trường hợp này chưa thấy khuyến cáo gây chết ở con vật.

Chó nỗi mụn nhỏ li ti ở những vùng da mỏng sau khi tiêm chưa hẳn là cún đã bị mang trùng trước đó. Thường chỉ là một dị ứng nhẹ với vaccine hoặc do hậu quả của sốt. Nó chỉ vô hại và thoáng qua. --> Bôi thuốc mỡ có corticoid vài hôm sẽ khỏi.

TRƯỜNG HỢP NGUY HIỂM ĐẾN TÍNH MẠNG

Là những trường hợp nặng:

- Shock vaccine: về bản chất cũng là một phản ứng dị ứng nhưng là dị ứng quá mẫn. Thường xuất hiện sau khi tiêm chủng trong thời gian ngắn. Triệu chứng thường là: tụt huyết áp nhanh (nướu-lợi nhạt màu), tim đập nhanh, loạn nhịp, sợ hãi, khó thở... Trong những trường hợp nặng có thể co giật, sụp đổ và hôn mê. ----> Nếu không cấp cứu, con vật sẽ chết.

- Chứng thần kinh sau tiêm chủng: bắt đầu từ 9-12 ngày sau khi tiêm chủng. Triệu chứng ban đầu thường là sốt nhẹ, chảy ghèn, đôi khi nôn mửa (thường chủ của chó sẽ chủ quan), khoảng 2 ngày sau đó sẽ xuất hiện triệu chứng thần kinh: rối loạn vận động, co giật, động kinh... con vật rất dễ tử vong (mỗ khám và xét nghiệm thấy viêm não tủy, tăng bạch cầu...) hoặc nếu qua khỏi thì thường dị tật về vân động. Cho đến nay chứng này chỉ được giải thích bởi một phản ứng dị ứng lạ nào đó của cơ thể đối vơi vaccine mà thôi chứ chưa được giải thích rõ ràng. Cũng không liên quan đến hiện tượng mang trùng. Tuy nhiên tỷ lệ của nó là không nhỏ. Nhất là sau khi tiêm các vaccine đặc biệt như Lepto, Carré...---> Giải pháp điều trị như điều trị chứng viêm não tủy.

Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut dại gây ra, bệnh chủ yếu ở động vật có máu nóng (chó, mèo...) lây sang người qua đường da và niêm mạc. Bệnh dại mang 2 triệu chứng như sau.
 
* Thể điên

Sau thời gian ủ bệnh chó lên cơn điên dữ dội: mắt đỏ ngầu, chảy dãi như bọt xà bông quanh mép, không còn cảm giác, lao vào mọi người kể cả chủ nó và các con vật khác để cắn xé. Thời kỳ này chó bỏ ăn hoặc nhai nuốt tất cả vật gì mà nó gặp trên đường đi. Chó sủa có tiếng khàn khàn hoặc rú lên từng hồi ghê rợn khác hẳn với trạng thái bình thường. Vài ngày sau đó chó bỏ nhà đi hoặc rúc vào bờ bụi, xó tối và chết trong trạng thái gầy rạc, kiệt sức, bại liệt vơí những vết thương rớm máu trên thân thể do tự cắn xé. Bệnh tiến triển trong vòng 2- 5 ngày chó suy kiệt rồi chết.

* Thể bại liệt
Đầu tiên chó thể hiện các trạng thái bất thường: ngơ ngác, bồn chồn, đi lại, ăn ít hoặc bỏ ăn. Sau đó chó lặng lẽ chui vào một xó tối nằm im, do đó gọi là thể dại im lặng hoặc thể dại câm, khác hẳn với thể điên cuồng. Vài ngày sau, chó bị liệt chân, liệt hàm, không thể há mồm ra được nhưng nước dãi vẫn chảy quanh mép như bọt xà phòng. Sau khi phát bệnh từ 3 - 5 ngày, chó chết trong trạng thái bại liệt hoàn toàn.

Thể này rất nguy hiểm vì người ta không nghĩ đến bệnh dại và mấy ngày đầu chó có thể cắn chủ nhà khi đến chăm sóc nó. Thể bại liệt chiếm 20 - 30% số chó bị bệnh dại.

Phòng bệnh:

Bệnh dại rất nguy hiểm vì hiện nay không có thuốc điều trị đặc hiệu. Ở nước ta việc phòng chống bệnh dại đã đưa thành chương trình quốc gia phòng chống bệnh dại. Trong đó qui định tất cả chó, mèo nuôi đều phải được tiêm phòng dại và lập lại định kỳ hằng năm.

Điều trị:

Nhằm tránh sự lây truyền bệnh dại, khi bị chó mèo cắn cần thực hiện các biện pháp sau:

* Rửa sạch vết thương bằng xà bông, sau đó sát trùng lại bằng cồn. Không dùng các phương pháp phòng bệnh dân gian như lấy nọc, uống thuốc nam...
* Đến ngay trạm Vệ sinh phòng dịch gần nhất tiêm vaccin phòng chống bệnh dại. Trường hợp vết cắn gần vùng đầu hoặc vết thương quá sâu phải tiêm phòng bằng kháng huyết thanh dại trước khi tiêm phòng bằng vaccine. Trường hợp cần thiết có thể tiêm thêm vaccine phòng uốn ván theo chỉ định của cơ quan y tế.
* Chó, mèo cắn người phải được đem đến cơ quan thú y để chẩn đoán theo dõi xem có bị dại hay không. Tuyệt đối không được giết chết chó, mèo cắn người- khi chưa xác định là có mắc bệnh dại hay không.


Những loài động vật như cá cung thủ, giun nhung, tôm gõ mõ... đều trang bị cho mình "tuyệt chiêu" săn mồi từ xa để sinh tồn...

Để tồn tại được trong thế giới động vật đầy nguy hiểm, mỗi loài cần phải trang bị cho mình những kĩ năng sinh tồn phù hợp. Nhiều loài đã chọn con đường tiến hóa để trở thành những “xạ thủ”, chuyên tấn công từ xa thay vì trận chiến “giáp lá cà” để xử được con mồi.

1. Cá cung thủ - bắn chính xác mồi xa tới 2m

Cá cung thủ là biệt danh của họ cá măng rỗ, danh pháp khoa học là Toxotidae. Họ cá này gồm 7 loài, phân bố ở vùng biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Cá cung thủ sở hữu cái miệng đặc biệt và cặp mắt tinh tường
Đây là xạ thủ đáng gờm nhất của thế giới động vật bởi khả năng bắn chính xác con mồi cách xa đến 2m - một khoảng cách lớn hơn gấp 10 so với chiều dài cơ thể chưa đầy 20cm. Những con cá cung thủ thường bơi và quan sát côn trùng, động vật nhỏ trên cành cây gần mặt nước. Sau đó, chúng sẽ nhẹ nhàng tiếp cận và hạ gục con mồi.
Với chiếc miệng có cấu tạo đặc biệt, cá cung thủ có thể tận dụng động lực học của nước để tạo ra lực phun. Cụ thể, nó đã điều chỉnh vận tốc và hình dạng của tia nước phun ra trên không, tạo luồng nước có lực gấp 6 lần lực của cơ hàm. Chúng thậm chí còn có thể ước tính trọng lượng của con mồi để sử dụng lượng nước phù hợp, giúp đỡ tốn sức mà vẫn hiệu quả.
Cú phun này có thể dễ dàng bắn những con mồi đang đậu trên cây rớt xuống mặt nước. Công việc còn lại đơn giản chỉ là bơi tới và "chén" mà thôi.

2. Tắc kè hoa - bắt mồi nằm cách xa hơn 1,5 lần chiều dài cơ thể

Tắc kè hoa là một trong những sát thủ hàng đầu, được ví như là ninja của thế giới động vật nhỏ. Không những có tài ngụy trang “thiên biến vạn hóa” đánh lừa kẻ thù, tắc kè hoa còn sở hữu một vũ khí tấn công từ xa vô cùng lợi hại, đó là chiếc lưỡi.
Đòn tấn công với chiếc lưỡi nhanh, mạnh và chính xác đến mức độ đáng kinh ngạc. Bằng cách sử dụng video tốc độ cao và phim tia X, hai nhà sinh học Hà Lan tính toán được lưỡi của tắc kè hoa lao ra khỏi miệng của nó với tốc độ đến 6m/s. Nó có thể bắt con mồi nằm cách xa hơn 1,5 chiều dài cơ thể.
Sát thủ với chiếc lưỡi quái dị
Họ cũng phát hiện lưỡi của thằn lằn hoa tăng tốc từ 0 - 6m/s trong khoảng 20ms (mili giây), nhanh tới mức nó không tuân theo các quy tắc sinh lực tổng quát trong cơ. Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được cơ chế “phóng lưỡi” phi thường này.
Cộng thêm những kỹ năng như bơi giỏi, leo cây siêu đẳng, đổi màu thân và đặc biệt là cặp mắt lập thể với con ngươi có thể xoay độc lập đã giúp tắc kè hoa có một tầm quan sát rộng. Có thể nói, tắc kè hoa hội tụ gần như đầy đủ các yếu tố của một sát thủ lý tưởng.

3. Giun nhung - sát thủ thân mềm

Giun nhung (tên khoa học là Onychophora) là một loài giun săn mồi vào ban đêm theo chiến thuật phục kích. Cơ thể của giun nhung chứa đầy chất lỏng, được bao bọc bởi một lớp da mỏng. Chúng di chuyển rất chậm chạp và thường ẩn nấp trong tầng thảm mục trên mặt đất.
Chúng thường rình mồi khá lâu trước khi hành động. Giun nhung có thị lực kém do hoạt động chủ yếu trong bóng tối, nhưng bù lại chúng có bộ râu “ra-đa” rất lợi hại, có thể nhận biết những chuyển động nhỏ của con mồi.
Dưới cặp râu còn được trang bị “2 khẩu súng bắn keo” - đây là vũ khí chính để bắt con mồi của chúng. Khi chọn được thời điểm thích hợp, chúng bắn keo về phía con mồi. Loại chất lỏng được tiết ra này nhanh chóng khô và co lại, giữ lấy con mồi. Kẻ xấu số càng cố thoát thân thì càng bị dính chặt hơn.
Với tuyệt chiêu này, giun nhung có thể triệt hạ những loại côn trùng có kích thước lớn hơn cơ thể mình nhiều lần. Tuy không bắn được quá xa nhưng hầu như mỗi lần bắn keo là một lần thành công, do đó, giun nhung cũng được mệnh danh là “sát thủ thân mềm”.

4. Tôm gõ mõ - giết chết mồi bằng tiểng nổ bong bóng

Tôm gõ mõ (Alpheidae) hay còn được gọi là tôm súng, tôm pháo. Một trong những điểm nổi bật của loài tôm này là chúng có cặp càng bất đối xứng cùng công dụng vô cùng đặc biệt.
Phần lớn tôm gõ mõ được tìm thấy ở vùng ven biển nhiệt đới và ôn đới. Chúng sống trong các hang đào dưới mái nhà rạn san hô. Đó cũng chính là nơi mai phục của tôm gõ mõ.
Chiếc càng to là khẩu súng âm thanh độc nhất vô nhị trong thế giới động vật. Khi ngắm được con mồi, bằng cách kẹp càng lại, chúng tạo ra một bóng khí nổ với áp lực lên đến 80 kPa ở khoảng cách 4cm từ càng. Những bong bóng khí lao đi với tốc độ 27m/s và tạo ra tiếng nổ với cường độ lên tới 218 decibel, áp lực này đủ giết chết những con cá nhỏ.
Một số loài tôm gõ mõ còn có một đồng đội đó là cá bống. Chúng sinh sống và hỗ trợ lẫn nhau. Cụ thể, chúng chia sẻ hang của mình cho cá bống, đổi lại, cá bống sẽ nhận nhiệm vụ gác hang do có thị lực tốt hơn. Khi có “địch”, cá bống sẽ quẫy đuôi báo động để cả hai cùng núp sâu vào trong hang.
Tôm gõ mõ còn có khả năng tái tạo vũ khí bởi khi chiếc càng lớn bị cụt đi, chiếc càng nhỏ sẽ phát triển to ra thành chiếc càng lớn, còn càng cụt sẽ thành càng nhỏ.

Mặc dù đã hết sức nỗ lực khi vượt qua hồ băng Bindingsvann, Na Uy nhưng một con ếch vẫn bị đóng băng và chết trước khi tìm thấy bạn tình.

Thoạt nhìn, con ếch này giống như đang nằm ngủ nhưng thật đáng buồn, nó đã bị đông cứng khi cố gắng vượt qua một hồ nước ở Na Uy tìm bạn tình.
Theo các nhà khoa học, sự gia tăng nhiệt độ đột ngột đã khiến loài động vật lưỡng cư này mạo hiểm nhảy ra hồ để đi tìm bạn tình. Tuy nhiên, ban đêm, khi mặt hồ bị đóng băng, con ếch sẽ quay lại trạng thái ngủ đông và chết lạnh ở đó.

Những hình ảnh đáng thương này do nhiếp ảnh gia Svein Nordrum (54 tuổi) phát hiện và chụp lại khi ông đang trượt băng ở đây. Ông nói: “Khi đang trượt băng, đột nhiên tôi nhìn thấy một cái gì đó trên bề mặt băng. Đến gần, tôi nhận ra đó là một con ếch bị đông cứng vì lạnh. Tôi cảm thấy khá sốc, cảnh tượng tôi chưa từng được thấy bao giờ. Tôi nghĩ có thể con ếch đã tìm thấy một lỗ thủng trên hồ băng và đang cố đến đây. Đây là một bức ảnh có một không hai trong cuộc đời chụp ảnh của tôi. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi chụp được nó”.

Silviu Perovan - điều phối viên bảo tồn tại vương quốc Anh - cho biết: “Mặc dù những con ếch thường ngủ đông nhưng do nhiệt độ tăng lên một chút đã khiến chúng nghĩ rằng mùa xuân đã đến và thức dậy để tìm bạn tình”.

Châu chấu hồng, thằn lằn đầu bẹt "xanh xanh đỏ đỏ"... là những loài động vật được Mẹ Thiên nhiên ưu ái “tô màu” rực rỡ.

Thế giới động vật luôn ẩn chứa nhiều điều bất ngờ, thú vị. Bên cạnh những loài vật có hình thù quái dị cùng tập tính bầy đàn, giao phối kỳ lạ thì có một phần không nhỏ các loài động vật được Mẹ thiên nhiên khoác trên mình tấm áo sặc sỡ đến khó tin. Cùng ngắm nhìn dáng vẻ của các loài vật được tô màu "rực rỡ" đó.


1. Thằn lằn đầu bẹt mặc trang phục "Người Nhện"

Loài thằn lằn đầu bẹt Mwanza Agama được biết đến nhiều với tên gọi “Thằn lằn Người Nhện” bởi lẽ, chúng có thể đi trên tường và trông như thể đang khoác lên trang phục đóng giả Người Nhện.
Loài động vật này sống nhiều tại Tanzania, Rwanda và Kenya. Mwanza Agama dài khoảng 15 - 23cm, đầu, cổ và vai của loài thằn lằn này thường có màu tím hoặc đỏ trong khi phần còn lại của cơ thể được phủ màu xanh da trời đậm. Điều đặc biệt là chỉ có giống đực mới mang màu sắc sặc sỡ trong khi giống cái chỉ có màu nâu.
Vào thời điểm nóng nhất trong ngày, thằn lằn đầu bẹt Mwanza Agama thường phơi mình trên những tảng đá và ngọn đồi của Kenya. Đặc biệt hơn, trong môi trường nhiệt độ thích hợp và chế độ ăn cân bằng bao gồm châu chấu, dế và giun, chúng có thể trở thành thú nuôi trong nhà và sống tới tận 15 năm.

2. Châu chấu màu hồng

Được phát hiện lần đầu vào năm 1887, loài châu chấu hồng này là kết quả của một quá trình có tên gọi erythrism - tương tự với quá trình lặn gene ở các loài động vật bị bạch tạng. Quá trình biến đổi gene này khiến cơ thể chúng tự sản xuất quá nhiều sắc tố màu đỏ, dẫn đến màu sắc bên ngoài cũng thay đổi theo.
Thông thường châu chấu có màu xanh lá cây, điều này sẽ giúp chúng dễ dàng ẩn mình trong tự nhiên và trốn khỏi sự truy đuổi của những loài động vật ăn côn trùng. Tuy nhiên, vừa mang trên mình màu sắc nổi bật, vừa sống ở những vùng phi nhiệt đới như Osaka và Trung Tây Hoa Kì, châu chấu hồng dễ dàng bị kẻ thù phát hiện và ăn thịt.
Trong 500 con thì chỉ 1 con là châu chấu hồng. Hiện, các nhà khoa học đang cố gắng tạo ra giống loài này và đã đạt được những thành công đầu tiên khi Phòng thí nghiệm Audubon tại New Orleans chào đón lứa châu chấu con đầu tiên với màu hồng rực rỡ vào năm 2009.

3. Nhện công nhảy "bảy sắc cầu vồng"

Nhện công nhảy là loài động vật được thiên nhiên ưu ái ban tặng màu sắc nổi bật. Có nghiên cứu cho rằng, đây là loài nhện trượt vì phần vảy bụng có chức năng giúp chúng lướt nhẹ nhàng trong không khí. Tuy nhiên trong thực tế, phần bao phủ này của nhện đực có chức năng giúp chúng thực hiện nghi thức giao phối.
Khi phát hiện ra bạn tình, nhện công sẽ “bật” lớp vảy mỏng bao phủ phần bụng và bắt đầu khua chân, trông như thể đang nhảy múa để thu hút sự chú ý của đối phương. Vì thân hình nhỏ bé và chỉ sống ở một số vùng ở Úc, hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về loài động vật đặc biệt này.
Điệu nhảy của con đực có thể được lặp lại nhiều lần với nhiều con nhện cái khác nhau. Càng quyến rũ được nhiều con cái thì việc duy trì giống nòi càng trở nên dễ dàng hơn.

4. Bồ câu xanh cổ hồng

Bồ câu xanh cổ hồng là một loài thuộc giống chim bồ câu, chúng định cư tại Campuchia, Việt Nam, Malaysia, Myanmar, Philippine và Thái Lan bên cạnh giống bồ câu màu xám thông thường.
Bên cạnh bộ lông bảy sắc cầu vồng, loài bồ câu cổ hồng này còn sở hữu giọng hót vô cùng bắt tai, được mô tả là “tiếng hót liên tục lặp đi lặp lại và ríu rít muôn ngàn khúc ca”.
Tuy nhiên, chỉ có bồ câu cái mới có màu sắc đặc biệt như vậy. Nơi cư ngụ yêu thích của chúng là cây ăn quả. Bên cạnh đó, bộ lông sặc sỡ giúp bồ câu cổ hồng dễ dàng ẩn mình vào cây cối.

5. Sên hồng

Đây là một loài sên mới được phát hiện trên núi Kaputar (Úc). Theo các chuyên gia, núi lửa phun trào 17 triệu năm trước đã khiến đất của vùng núi này ẩm ướt và giàu dinh dưỡng, khác hẳn với những khu vực khác của nước Úc, tạo nên môi trường sống lý tưởng cho nhiều loài động vật kì lạ, trong đó có loài sên hồng.
Các nhà khoa học cho rằng, loài sên hồng này có khả năng ngụy trang, lẩn khuất vào môi trường sống tốt bởi chúng thường sống trên lá của cây bạch đàn đỏ. Tuy nhiên, lý thuyết này lại bị bác bỏ khi ốc sên hồng thường xuyên “lộ mặt” bằng cách bám vào phần thân cây chứ không phải là tán lá.
Vì vậy, giải thích phổ biến nhất hiện nay mà các chuyên gia đưa ra là, ốc sên hồng là đứa con bị bỏ rơi của tiến hóa tự nhiên, do vậy chúng có màu sắc không giống với đồng loại.